Spring (shakeout) – Rũ bỏ trong chứng khoán

Spring (shakeout) – Rũ bỏ trong chứng khoán

Chứng khoán

Bài viết này mình sẽ chia sẻ với mọi người về Spring trong giai đoạn tích luỹ hoặc tích luỹ lại. (nội dung này được viết dưới quan điểm cá nhân của mình).

Spring (shakeout) – Rũ bỏ là gì?

Bằng yếu tố kỹ thuật hoặc do tác động từ thị trường mà BBs có “lý do” để thực hiện sự rũ bỏ này. Một nhà giao dịch thông thường sẽ đặt điểm dừng lỗ khi giá phá vỡ điểm hỗ trợ SC, tuy nhiên cũng có một số nhà giao dịch họ nghĩ đây chỉ như là một ST in Phase B và họ cố gắng cầm nắm cổ phiếu của mình đến cùng, do đó Spring là cần thiết với BBs nhằm loại bỏ hoàn toàn những nhà giao dịch “cứng đầu” nhất. Bằng việc làm cho giá rơi qua hẳn điểm hỗ trợ SC rồi kéo lại ngay hoặc không kéo lại ngay trong phiên (giá tiếp tục giảm).

Như bạn đã học ở phần trên về quy luật cung-cầu, ở đây bạn hãy áp dụng quy luật này để đánh giá Spring. Spring kèm khối lượng lớn trước khi giá được kéo quay lại SC chỉ ra rằng lượng cung vẫn rất nhiều (không nên mua), khi giá hồi lên điểm SC sẽ cần các phiên test lại cung cầu ở vùng này. Các phiên test nên có khối lượng thấp hơn đáng kể so với khối lượng Spring, biên độ nến cũng nên hẹp chứ không nên quá rộng.

Ngược lại nếu Spring có khối lượng thấp điều này nói lên rằng lượng cung đã có sự cạn kiệt. Như tôi đã trình bày ở trên, các nhà giao dịch sẽ đặt điểm dừng lỗ khi giá rơi khỏi SC, khi giá rơi qua hỗ trợ mà khối lượng thấp nghĩa là số lượng cổ phiếu rơi vãi là rất ít.”

Trên đây là quan điểm của mình về Spring. Mình chỉ xác định 2 loại cho người đọc đỡ bị nhiễu. Trong sách bạn đọc thì có tới 3 loại Spring như sau:

Spring kiểu 3

Giá giảm qua đường hỗ trợ, nhưng sau đó được kéo ngược lại và đóng cửa ở trên đường hỗ trợ hoặc xấp xỉ. Hoặc nếu phiên đó không đóng cửa trên đường hỗ trợ thì ngay phiên sau sẽ lấy lại được đường quan trọng này. Spring kiểu 3 có khối lượng thấp. Chúng ta có thể mở mua ngay tại phiên spring kiểu này mà không cần chờ giá test lại.

Spring kiểu 2

Kiểu Spring này có khối lượng cao hơn kiểu số 3, số lượng nến nằm dưới đường hỗ trợ cũng nhiều hơn. Chúng ta không mua khi gặp spring kiểu này, hãy chờ cho giá hồi lại đường hỗ trợ và test lại với khối lượng thấp. Mục đích test là Bbs không biết rõ lực cung có còn nhiều hay không sau spring kiểu này.

Spring kiểu 1

Kiểu spring này có khối lượng rất lớn, đây là phiên SOW và chúng ta không mở mua khi gặp kiểu này. Kiểu này xuất hiện ở giai đoạn phân phối hoặc tái phân phối, giá sẽ quay lại đường hỗ trợ tạo điểm LPSY sau đó tiếp tục giảm.

Về lý thuyết thì có 3 kiểu Spring như trên, nhưng mình chỉ sử dụng hoặc coi như là có 2 kiểu spring để thực hiện việc mua. Trên thực tế, spring có khối lượng cao hoặc xuất hiện nhiều thanh nến nằm dưới đường hỗ trợ cũng được coi là hành động mua vào của BBs (wyckoff nói vậy).

Lời nhắn

Đọc lý thuyết thì có vẻ đơn giản, cảm giác rất dễ giao dịch nhưng thực tế để áp dụng thì…”KHOAI”. Thứ nhất khối lượng như thế nào là thấp, như nào là cao, như nào cao hơn. Điều này được xác định dưới góc nhìn cá nhân của mỗi người phân tích, vì thế khi xem các chart trực tiếp bạn thường thấy “Spring/SOW” , không có sự chắc chắn. Thứ hai, liệu nơi bạn đang đứng là kiểu spring 1 hay kiểu spring 2 (1 thanh nến xuyên thủng hỗ trợ hay sẽ còn thêm các thanh nến khác).

Mọi người có cách nào khắc phục hoặc nhận biết giá thuộc kiểu spring nào xin mời để lại cmt! Mình thì nhìn theo cấu trúc của mô hình và độ lớn của cấu trúc để đánh giá. Giả sử nếu cấu trúc là sóng zigzag lớn thì sẽ có nhiều khả năng sẽ xuất hiện một phase C lớn, và ngược lại. Hoặc giả sử cấu trúc là sóng phẳng hoặc sóng điều chỉnh kết hợp thì xác suất xảy ra phase C lớn là không cao.

Xem thêm bài viết về khái niệm rũ bỏ cơ bản: Chứng khoán F0 – Khái niệm rũ bỏ nhà đầu tư

Theo tác giả: Lãng tử Buôn chứng

2 thoughts on “Spring (shakeout) – Rũ bỏ trong chứng khoán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *