Đừng so sánh bản thân với người khác

SO SÁNH BẢN THÂN VỚI NGƯỜI KHÁC – 𝑺𝒐𝒄𝒊𝒂𝒍 𝒄𝒐𝒎𝒑𝒂𝒓𝒊𝒔𝒐𝒏?!?

Phát Triển Tư Duy

1. Tại sao chúng ta thường so sánh bản thân với người khác? – WHY?

SỰ SO SÁNH là XU HƯỚNG TỰ NHIÊN của con người. Trung bình mỗi ngày, chúng ta có khoảng 10% luồng suy nghĩ liên quan tới việc so sánh. Khoảng 75% người cho rằng bản thân cảm thấy ghen tị khi so sánh mình với một ai đó. (theo Envy Across Adulthood).

Thường chúng ta sẽ so sánh về địa vị, tiền tài, thành công, mối quan hệ, kỹ năng, năng lực, hành vi,…

2. Có phải sự so sánh bản thân với khác là luôn xấu? Always bad?

Câu nói nổi tiếng “Comparison is the thief of joy “ – Theodore Roosevelt (sự so sánh là kẻ cướp đi niềm vui). Tuy nhiên, ở một góc độ, khi so sánh bản thân với người khác như một cách để đo lường sự phát triển cá nhân, thúc đẩy bản thân cải thiện thì sự so sánh có thể có lợi. Phần lớn, cách chúng ta phản ứng với sự so sánh phụ thuộc vào việc chúng ta so sánh mình với ai:

  • Khi chúng ta chỉ muốn cảm thấy tốt hơn về bản thân, chúng ta có xu hướng so sánh với những người kém hơn chúng ta (downward comparison). Ví dụ, một thí sinh đạt giải ba sẽ có thể nghĩ “May là giải ba, xém chút nữa là khuyến khích hay không có giải cũng nên”. Việc này khiến mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn phần nào.
  • Nhưng chúng ta thường so sánh mình với những người tốt hơn mình ở một khía cạnh nào đó (upward comparison). Một vận động viên huy chương bạc có thể nghĩ “Thất vọng thực sự, người ta thì giải vàng, mình thì rất suýt soát vị trí đó rồi”. Việc này có thể gây ra căng thẳng, áp lực, tuyệt vọng.

3. Cách ngừng so sánh tiêu cực – How to stop?

Đây là việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát – It’s something we can CONTROL

Đừng chỉ nhìn vào một người

Nếu đã lỡ so sánh rồi, hãy nhìn ra bao quát hơn. CEO Jack Welch từng khuyên đừng chỉ lấy 1 người làm hình mẫu, mà hãy lấy hẳn 10 người luôn để mình học được tập hợp các kỹ năng nổi bật của từng người. Rồi nào nhặn thành phong cách và kỹ năng riêng. Số lượng đông cũng khiến việc ghen tỵ tiêu cực khi so sánh giảm thiểu tối đa.

Thực hành lòng biết ơn: Emmons and McCullough đã phát triển quy trình sau để làm điều này:

  • Làm bài tập này mỗi ngày
  • Viết/Nghĩ ra 5 điều khiến mình biết ơn
  • Không lặp lại điều nào
  • Không quan tâm điều đó lớn và nhỏ.
  • Nhắc nhở bản thân về những điểm tốt, thành tựu dù bé hay lớn lao.

Hiểu được khoảng cách

Xã hội có nhiều tiêu chuẩn. Dù mình xuất hiện ở đâu hay làm gì, thì sẽ luôn có người thông minh hơn mình, giỏi hơn mình, kỹ năng tốt hơn mình, có những điểm hơn mình theo một tiêu chuẩn nào đó. So sánh điểm trung bình của mình với điểm tốt nhất của người khác là vô cùng khập khiễng. Thấu hiểu được điều này sẽ khiến mình bớt tự ti và tập trung vào bản thân mình hơn, dễ dàng học hỏi từ người khác và từ đó hạnh phúc hơn.

Hiểu được thời điểm

Mỗi người có mốc thời gian cuộc đời riêng, thời điểm thành bại khác nhau, nên không thể áp đặt tất cả trên cùng một thang so sánh. Mình không nhất thiết phải ở trong một cuộc đua nào cả, nếu có thì hãy đua với chính bản thân trước.

Tạo kết nối, không tạo so sánh

Trước khi so sánh người nào đó giỏi hơn mình, thì hỏi bản thân: Người này có thông tin, kiến thức, ý tưởng gì có thể giúp ích cho mình không? Việc mình chủ động tiếp cận hoặc xin lời khuyên từ người mình làm phép so sánh với bản thân có thể giảm bớt đi cảm xúc tiêu cực và tạo thêm mạng lưới.

Đổi từ so sánh người thành so sánh thời điểm

Thay vì so sánh bản thân với một người, mình có thể so sánh với mốc thời gian “trừu tượng” nào đó như: “Nghĩ lại mình vào khoảng thời gian tồi tệ trước với bây giờ, đúng là khác biệt lớn thật”. Sử dụng điểm so sánh này có thể giúp bạn tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống hiện tại.

Học cách vui cho thành công của người khác

Thành công chưa bao giờ là “zero sum game”, tức là người này phải thua để người kia thắng và ngược lại. Hơn nữa, kết nối và có mạng lưỡi với những người bạn thành công luôn là một điểm có lợi. “Until it’s my turn, I will keep clapping for others happily” (Mình cứ tiếp tục vỗ tay cho người khác, rồi thời điểm của mình sẽ tới)

Ai cũng có góc khuất và không phải ai cũng đưa ra điều đó lên mạng xã hội hay chia sẻ với mình. Mỗi một người trong cuộc sống đều đã, đang và sẽ trải qua những điều gì đó mà mình không hề hay biết.

Có thể nghĩ rằng không ai giỏi hơn hay kém hơn ta cả, nếu có, thì cũng chỉ là qua một trong hàng vạn thước đo khác nhau. Bởi tất cả chúng ta đều khác nhau. Bất cứ khi nào mình tập trung vào những gì người khác có mà bạn không có, mình sẽ lại một lần tiêu hao niềm vui, năng lượng. Chỉ có bản thân mới có quyền quyết định năng lượng nội tại sẽ được sử dụng để tin tưởng vào bản thân và tạo ra cuộc sống mà mình xứng đáng có được.

=> Không có mục tiêu dài hạn, chúng ta chỉ là kẻ lang thang trong cuộc đời

1 thought on “SO SÁNH BẢN THÂN VỚI NGƯỜI KHÁC – 𝑺𝒐𝒄𝒊𝒂𝒍 𝒄𝒐𝒎𝒑𝒂𝒓𝒊𝒔𝒐𝒏?!?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *