Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Chứng khoán F0 – Quản trị rủi ro

Chứng khoán

Trước khi nghĩ đến lợi nhuận, hãy nghĩ đến quản trị rủi ro. Đó là quan điểm của Mark Minervini cũng như rất nhiều nhà đầu tư thành danh khác trên thị trường:

Giao dịch mà không hề sử dụng lệnh dừng lỗ giống như lái xe không cần thắng. Có thể bạn sẽ né tránh được vật cản trong vài lần, nhưng nếu bạn lái xe mà không cần thắng, bạn nghĩ mình sẽ đi được bao xa trước khi gặp phải tai nạn?

Nếu muốn quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất, bạn đơn giản phải hiểu rằng, cổ phiếu không thể tự kiểm soát chính nó. Bạn mới là người kiểm soát. Vì thế bạn phải bảo vệ những đồng vốn rất khó khăn mới kiếm được của chính mình.

Những thành phần chính giúp xác định điểm dừng lỗ (quản trị rủi ro) hiệu quả:

  • Hỗ trợ – Kháng cự
  • Giao dịch gần điểm nguy hiểm | Mục tiêu là nhằm có được điểm đặt lệnh dừng lỗ tối ưu mà tại đó đủ hấp thụ những biến động giá bình thường, những đủ gần điểm nguy hiểm để không gánh quá nhiều rủi ro (H1).
  • Bao nhiêu rủi ro là quá nhiều | Khi lỗ nhiều hơn 10% bạn rất khó khăn để trở về điểm hòa vốn (H2).

Hãy trải nghiệm 2 trường hợp sau để biết những tâm lý gì xảy ra quanh điểm dừng lỗ!

  • Trường hợp 1: Bạn mua cổ phiếu (CP) và sau đó CP bắt đầu rớt mạnh. Bạn quyết định bán và chấp nhận khoản lỗ 50 triệu. Ngày tiếp theo CP này bất ngờ tăng vọt trở lại và đáng ra bạn sẽ có khoản lãi 250 triệu cho giao dịch này. Bây giờ, bạn cảm thấy thế nào?
  • Trường hợp 2: Bạn mua CP và ngay sau đó, nó giảm mạnh. Bạn quyết định bán ra và chấp nhận khoản lỗ 50 triệu. Ngày tiếp theo, CP này mở khoảng trống giảm giá và rơi thẳng đứng. Nếu bạn không chịu cắt lỗ ở ngày hôm trước và vẫn nắm giữ giao dịch này, bạn có thể đã lỗ 250 triệu. Bây giờ, bạn cảm thấy thế nào?

Một chiến lược giao dịch chỉ hữu ích khi bạn sẵn lòng tuân thủ các Quy Tắc. Một kế hoạch tốt cần sự Kỷ Luật để thực thi nó. Đây là điều mọi nhà NĐT đều phải tự làm nếu chọn Phân tích tích kxy thuật là hướng tiếp cận thị trường. (Cre: Chứng khoán 6688)

Xem thêm series bài viết về học chứng khoán tại đây

1 thought on “Chứng khoán F0 – Quản trị rủi ro

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *