Mô hình biểu đồ giá trong chứng khoán

Mô hình biểu đồ giá cổ phiếu kinh điển trong đầu tư chứng khoán – Phần 1

Chứng khoán

Ngoài việc sử dụng các công cụ chỉ báo phân tích kỹ thuật như RSI, MACD, mây ICHIMOKU, BOLINGER BAND,…. Chúng ta cũng có thể sử dụng các mô hình biểu đồ giá cổ phiếu để dự đoán xu hướng của giá. Đôi khi còn đưa ra kết quả chính xác hơn các công cụ chỉ báo. Mô hình biểu đồ giá cũng dựa trên các yếu tố tâm lý mua bán, sử dụng nguyên lý kháng cự hỗ trợ.

Bài viết này sẽ đi phân tích những mô hình biểu đồ giá cổ phiếu được sử dụng nhiều nhất:

1. Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai có hai dạng:

  • Mô hình vai đầu vai thuận để xác định đỉnh của giá. Nó xảy ra khi đỉnh ở giữa (đầu) cao hơn hai đỉnh bên cạnh (hai vai).
  • Mô hình vai đầu vai ngược để xác định đáy của giá. Nó xảy ra khi đáy ở giữa (đầu) thấp hơn hai đáy bên cạnh (hai vai).

Khi gặp mô hình vai đầu vai thuận, chúng ta nên cân nhắc bán hết hết cổ phiếu tại các điểm giá giảm dưới đường viền cổ (neckline). Chấp nhận cut loss. Ví dụ đối với cổ phiểu PVD:

Đối với, mô hình vai đầu vai ngược thì mô hình và vận động giá ngược lại với vai đầu vai thuận. Tham khảo mô hình:

2. Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle)

Đây là mẫu hình bạn sẽ nghe rất nhiều nhà phân tích nhắc đến và xuất hiện rất nhiều trong các mô hình cổ phiếu. Nhưng để một mô hình cốc tay cầm đạt chuẩn và đưa lại hiệu quả nhất thì phải hội tụ các yếu tố sau:

  • Xuất hiện tiếp sau đợt tăng giá của cổ phiếu, đợt tăng giá phải tăng ít nhất 30%
  • Thời gian hình thành cốc thông thường mất 3-6 tháng
  • Độ cao đáy cốc và đỉnh cốc tối đa là 40% sự giảm giá
  • Phần quai cốc có độ sâu không quá 1/2 cốc đã hình thành và giá giảm không quá 12%

(Tham khảo hình vẽ)

3. Mẫu hình 2 đỉnh – 2 đáy

Mô hình 2 đáy, biểu đồ giá tạo 2 đáy gần ngang nhau. Khi xuất hiện biểu đồ này, chúng ta có thể mở mua mới tại điểm vượt đường neckline- đường viền cổ. Ví dụ, biểu đồ giá cổ phiếu ASM.

Mô hình 2 đỉnh ngược lại với mô hình hay đáy, biểu đồ giá tạo 2 đỉnh gần ngang nhau. Khi xuất hiện biểu đồ này, chúng ta chú ý bán ra cổ phiếu tại điểm giảm xuống dưới đường neckline- đường viền cổ. Ví dụ, biểu đồ giá cổ phiếu DXG.

4. Mẫu hình tam giác

Đối với mẫu hình tam giác, có hai loại chính là tam giác cân và tam giác vuông. Cả hai mẫu hình này, giá có thể tăng hoặc giảm khi break out khỏi đường kênh giá (cạnh tam giác). Nhưng đối với các mẫu hình tam giác có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước thì xác suất tăng giá sẽ cao hơn. Chúng ta chú ý điểm break khỏi tam giác để đưa ra quyết định mua bán.

Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước cho thấy người vào sau họ có kỳ vọng cao hơn. Muốn đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh hơn.

5. Mẫu hình cờ đuôi nheo

Mô hình Cờ đuôi nheo tăng – bullish pennant – cho tín hiệu rằng xu hướng tăng có thể sẽ tiếp tục. Sau khi mà phe mua đã tích trữ đủ năng lượng cần thiết để đẩy giá tăng điểm tiếp. Điều này có nghĩa là đà tăng sẽ sớm quay lại sau giai đoạn tích lũy tạo nền.

Để giao dịch với mô hình này, chúng ta cần đặt lệnh mua ở phần trên tam giác của cờ đuôi nheo với một dừng lỗ nằm phía dưới cờ đuôi nheo. Làm như vậy để chúng ta có thể thoát lệnh nếu mô hình bị sai.

5 mô hình giá trong phần 1 là các mô hình phổ biển hiện nay. Nếu sử dụng thuần thục và kết với các chỉ báo kỹ thuật khác thì sẽ đem lại kết quả tốt trong quá trình giao dịch. Hy vọng bài viết mang lại cho các bạn nhiều kiến thức thú vị.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc! – admin Tuduymoingay.com

Chứng khoán F0 – P7 – Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

1 thought on “Mô hình biểu đồ giá cổ phiếu kinh điển trong đầu tư chứng khoán – Phần 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *