Tìm hiểu các khái niệm và bảng giá trong đầu tư chứng khoán

Chứng khoán

Trong bài viết “Chứng Khoán F0 – P1 – Nhập Môn Đầu Tư Chứng Khoán” mình đã giới thiệu sơ qua về đầu tư chứng khoán. Nhưng nhiều bạn mong muốn mình làm rõ hơn các khái niệm và bảng giá trong đầu tư chứng khoán. Nên trong bài viết này, mình sẽ bổ sung các thuật ngữ mà các anh chị quan tâm.

1. Các loại màu sắc trên bảng giá

  • Màu đỏ trong chứng khoán: Biểu thị cho sự giảm điểm
  • Màu xanh lơ trong chứng khoán: Biểu thị cho sự giảm điểm kịch sàn
  • Màu vàng trong chứng khoán: Biểu thị giá không có thay đổi
  • Màu xanh lá cây trong chứng khoán: Biểu thị cho sự tăng điểm
  • Màu tím trong chứng khoán: Biểu thị cho sự tăng giá kịch trần

2. Cách xem bảng giá trong đầu tư chứng khoán

Để giao dịch, thì bạn bắt buộc phải xem được bảng giá để đưa ra quyết định. Mình sẽ giới thiệu các yếu tố, khái niệm cơ bản (Lấy ví dụ bảng điện tử của SSI kết thúc phiên ngày 22/10/2021, bạn có thể vào xem lại nếu hình không rõ nét)

Vùng thống kê chung

  • Vùng 1: Thể hiện các chỉ số trong phiên giao dịch của VN30. VN30 là top 30 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Nhìn vào bảng ta thấy: có 133.266.300 CP được giao dich, GTGD tương ứng là: 6.663,367 tỷ VND. Trong 30 mã CP thì có 15 mã tăng điểm (không có mã nào tăng trần), 2 mã không thay đổi giá so với ngày hôm trước, có 13 mã giảm điểm (không có mã nào giảm sàn). Đồ thị phía trên là biểu thị cho quá trình tăng giảm điểm trong ngày theo khung giờ. Điểm của VN30 là 1488.71  (-0.55  -0.04%), có nghĩa là giảm 0.55 điểm tương đương với ngày 0.04% so với ngày hôm qua. Điểm thị trường chứng khoán là gì? Mình sẽ giới thiệu ở mục tiếp theo nhé, vì nó dài .
  • Vùng 2,3,4: VNINDEX là tổng các mã CP của UBCK thành phố Hồ Chí Minh. HNX30 là top 30 cổ ty lớn nhất trên sàn Hà Nội. Còn HNX là tổng các mã CP của sàn Hà Nội. Chỉ số cũng tương tự VN30.

Lưu ý: UBCK thành phố Hồ Chính Minh, sàn giao dịch là sàn HOSE (hay còn gọi HSX). UBCK thành phố Hà Nội có 2 sàn là HNX và UPCOM.

  • Vùng 5: Tổng hợp lại các chỉ số của các sàn VN30, VNindex,… (Bạn cũng có thể tháy, là cá chỉ số nằm trong vùng 1,2,3,4,…)

Vùng thống kê giá theo từng mã cổ phiếu

  • Vùng 6: Giá trần của cổ phiếu trong ngày. Mình đã giới thiệu ở bài viết nhập môn về biên độ giao động giá trong ngày. Cột giá trần thiển hiện mức giá cao nhất mà một mã CP có thể đạt được trong phiên giao dịch đó. (tăng kịch trần thì biểu hiện bằng tím)
  • Vùng 7: Ngược lại với vùng 6, giá giảm kịch sàn mà 1 CP có thể giảm sâu nhất trong ngày (màu xanh lơ).
  • Vùng 8: Giá tham chiếu: bằng giá đóng của của phiên hôm trước liên kề. Giá bằng giá tham chiếu thì được biểu hiện bằng màu vàng.
  • Vùng 9: Thống kê 3 giá cao nhất mà bên phe mua đặt mua, luôn ưu tiên người mua trả giá cao nhất. Thứ tự khớp lệnh cũng ưu tiên giá cao nhất. 3 cột giá mua thì có 3 cột khối lượng tương ứng kèm theo.
  • Vùng 10: Giá khớp lệnh, người mua và người bán đạt được thỏa thuận chung. Cột tăng giảm và phần trăm bên cạnh được so sánh với giá tham chiếu
  • Vùng 11: Thống kê 3 giá của bên bán, ưu tiên người bán có giá thấp nhất lên đầu. Thứ tự khớp lệnh ưu tiên giá thấp nhất. 3 cột giá bán thì có 3 cột khối lượng tương ứng kèm theo.
  • Vùng 12: Tổng KL: Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày. Cột “cao” là giá cao nhất của ngày hôm đó mà cổ phiếu đạt được. Tương tự, cột “thấp” là giá thấp nhất của CP ngày hôm đó
  • Vùng 13: Thể hiện khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài

Bảng giá trong đầu tư chứng khoán là yếu tố đầu tiên mà bạn phải nắm rõ trong quá trình giao dịch. Nơi mà nó thể hiện diễn biến giá từng giây, bạn nên theo dõi thường xuyên, nắm bắt diễn biến để đău ra hành động.

Các yếu tố chính trên bảng giá

Phân tích kĩ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là cách mà các nhà đầu tư dựa vào gía cả biến động của thị trường trong quá khứ và hiện tại. Để đoạn được xu hướng giá và xu hướng thị trường trong tương lai.

Phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào các biểu đồ và các công cụ hỗ trợ. Để xác định xu hướng tăng, giảm của giá; từ đó có thể đưa ra quyết định một cách đúng đắn nhất

Tại sao phải phân tích kỹ thuật?

  • Nắm bắt được xu hướng của thị trường và xu hướng giá của 1 CP
  • Nắm bắt được tâm lí nhà đầu tư trên thị trường
  • Phân tích tốt, giúp chúng ta khả năng tăng thành công trong 1 giao dịch

Để hiểu hơn về các Phương pháp PTKT, mời các bạn đón đọc các bài viết tiếp theo trong chuỗi bài viết “Chứng khoán F0”. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy comment ý kiến của bạn, đội ngũ tuduymoingay.com sẽ giải đáp cùng bạn.

Xin cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Chúc các bạn luôn là nhà đầu tư thành công và hãy luôn nhớ :” Bạn mới là người chịu trách nhiệm cho chính tài sản và hành động giao dịch của bạn, không phải là bất kì ai khác”

–tuduymoingay.com–

1 thought on “Tìm hiểu các khái niệm và bảng giá trong đầu tư chứng khoán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *