Đừng đánh giá thấp bản thân

Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân

Sách - Riview sách

Trong cuộc sống, có hai việc tệ hai không thể làm. Thứ nhất, đánh giá thấp bản thân và Thứ hai, đánh giá thấp người khác.

“Đầu tiên, không được đánh giá thấp bản thân. Có thể bạn không có nguồn lực ưu tú, nhưng dù hiện tại địa vị xã hội của bạn thế nào, bạn có bao nhiêu nguồn lực đi chăng nữa, cũng chẳng liên quan tới tương lai thành công hay thất bại.”

Đừng thấy khó khăn và lùi bước rồi nghĩ rằng mình là một kẻ thấp kém, không năng lực. Con người không ai hoàn hảo, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, quan trọng bạn biết năng lực của chính mình tới đâu để vận dụng nó một cách hợp lý, và trau dồi, khắc phục điểm yếu. Đôi khi, chấp nhận sự không hoàn hảo của chính mình mà cố gắng là một loại khôn ngoan.

Khoan dung với chính mình không phải để nuông chiều bản thân, không bằng lòng với cuộc sống bình thường, cũng không phải hạ thấp những đòi hỏi của bản thân, mà là một kiểu thương lượng, hòa giải với chính mình, để bạn bình tình lại phân tích nguyên nhân thất bại và làm lại nó một cách hoàn hảo hơn.

Khi bạn đang có một số ý kiến tiêu cực về bản thân, hãy coi bản thân mình như một người bạn, hãy bình tĩnh lắng nghe, hiểu và chấp nhận bản thân để hoàn thiện chính mình. Dù bạn đi nhanh hay đi chậm, miễn là bạn vẫn đang đi trên con đường đã chọn, bạn cố gắng không ngừng, sớm muộn gì bạn cũng đến nơi cần đến.

Tiếp đó, không nên xem thường người khác. Nhiều người vẫn luôn có thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài…”

Giá trị của con người được thể hiện qua phẩm giá, nhân cách và năng lực bản thân, chứ không phải qua bộ đồ bạn mang, đôi giày bạn đi, hay chiếc đồng hồ bạn đeo.

Nếu bề ngoài nói lên tất cả về một con người thì có lẽ cuộc đời này sẽ chẳng ai thốt lên hai từ “Không ngờ,…”

Đừng vội phán xét người khác qua bề ngoài, ngoại hình của họ. Đừng vội đánh giá thấp người khác qua việc tự tin về bản thân và vốn hiểu biết của mình. Mình từng nghe một câu nói rằng: “Kẻ ngu cho rằng mình khôn, nhưng người khôn tự biết mình khôn.” Đừng tỏ ra cao ngạo, khoe khoang những gì mình cho là to tát, lớn lao và chê bai người khác.

Bạn không biết rằng, trong mắt họ, bạn chỉ như con rối làm trò rất tự tin nhưng lại dưới sự điều khiển của người khác mà thôi. Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, hãy khiêm tốn, hãy tôn trọng khả năng của mọi người, chỉ như vậy, bạn mới trau dồi, học hỏi và phát triển được.

Vì vậy, bất kể khi nào và ở đâu, hãy luôn cần giữ thái độ bình tĩnh, điềm đạm. Đừng ngại nở nụ cười và khen ngợi ưu điểm, điểm mạnh của đồng nghiệp, bạn bè thay vì bới móc khuyết điểm của người khác để đánh giá rằng họ yếu kém và chà đạp họ.

Đó là cách đúng đắn để làm cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn.

Sách “Mong thanh xuân không phụ ước mơ“, tác giả: Du Mẫn Hồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *