đầu tư chứng khoán

Chứng khoán sẽ là kênh đầu tư tài sản chính của tương lai?

Chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Với mức độ rủi ro có thể kiểm soát và tính thanh khoản cao; chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn đang được rất nhiều người quan tâm.

I. Tổng quan các kênh đầu tư phổ biến

1. Gửi tiết kiệm, trái phiếu

Đây là kênh đầu tư đơn giản nhất rất an toàn và có tính thanh khoản rất cao nhà đầu tư có thể rút tiền bất cứ khi nào tại các ngân hàng. Rủi ro cực thấp khi các ngân hàng đều được nhà nước bảo lãnh. Lãi suất ổn định được trả đúng hạn.

Nhưng có hạn chế là mức lãi suất thấp. Với lãi suất 5-6% như hiện nay trừ đi lạm phát 3-4%/năm thì mức sinh lời của khoản gửi tiết kiệm là siêu thấp gần như không có lời. Kém hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác.

Riêng về trái phiếu của các tập đoàn lớn như VIC, Masan… dù không có tài sản đảm bảo nhưng độ an toàn cũng tương đối cao mức sinh lời của trái phiếu cũng tỉ lệ với độ rủi ro của trái phiếu đó. Trái phiếu có mức sinh lời càng cao thì độ rủi ro càng lớn.

Đầu từ trái phiếu

2. Đầu tư Vàng

Đây là kênh đầu tư truyền thống. Tính thanh khoản cao dễ dàng chuyển đổi ra tiền mặt. Nếu là người nhanh nhạy nắm được chu kì lên xuống của giá vàng hoàn toàn có thể giao dịch mang lại mức sinh lời cao. Cũng giống như BĐS nhìn chung xu hướng của vàng sẽ vẫn tăng giá theo thời gian.

Hạn chế của đầu tư vàng là tính về dài hạn mức sinh lời của vàng khá thấp. Tính biến động cao phụ thuộc khá nhiều vào những yếu tố không kiểm soát đc như chiến tranh, giá dầu, chính sách…. Và khả năng lưu trữ bảo quản cần phải cẩn thận dễ bị mất cắp.

3. Bất động sản

Là kênh đầu tư truyền thống của đại đa số người dân Việt Nam. Mức sinh lời cao, do dân số càng ngày càng tăng nên giá đất ngày càng tăng là xu hướng tất yếu. Có nhiều loại hình đầu tư : Đất nền, chung cư….

Điểm hạn chế của đầu tư BĐS là vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Tính thanh khoản rất thấp: Vì là tài sản lớn nên việc mua hay bán một mảnh đất cần rất nhiều thời gian để quyết định. Không khó gặp trường hợp một miếng đất cả năm trời không bán được; hoặc đến cả trăm người xem nhưng không ai mua. Thường hay bị fomo thổi giá bởi cò đất… Và giấy tờ, pháp lý, thủ tục tương đối phức tạp nếu không nắm rõ rất dễ bị mất tiền oan.

4. Đầu tư tiền ảo

Mức sinh lời cực kì cao có thể x2, x10 lần tài khoản trong thời gian ngắn vì là hàng đầu cơ. Vốn đầu tư không cần nhiều.

Mức sinh lời cao cũng đi kèm với rủi ro lớn. Thực tế hiện tại tiền ảo chưa mang lại được giá trị gì nhiều. Việc tăng giá chủ yếu do kì vọng của NĐT vào tương lai, tâm lý đầu cơ là chủ yếu. Tính pháp lý chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Do đó, rủi ro về lừa đảo mất tiền nếu các sàn bị sập là rất lớn. Mức biến động tài sản cao đòi hỏi NĐT phải nhạy bén liên tục bám bảng vì nếu không để ý có thể mất trắng số tiền đầu tư.

5. Đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán có lợi thế là không cần vốn quá lớn. Lợi nhuận rất hấp dẫn đặc biệt với những NĐT nhạy bén linh hoạt có thể có một mức sinh lời khủng (số này rất ít). Tính thanh khoản cao nhất là đối với những cổ phiếu BLUE. Tài khoản được bảo mật cao bởi UBCK Chính sách T+3 nên rất khó có thể bị mất tiền trong tài khoản dù có bị lộ tài khoản. Đại diện cho nền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam là nước đang phát triển mạnh, nên sự phát triển của TTCK là xu thế tất yếu trong tương lai.

Điểm hạn chế của đầu tư chứng khoán là chưa được người dân tiếp cận nhiều. Mức biến động tài sản tương đối cao. Nhiều rủi ro đòi hỏi phải có lượng kiến thức nhất định về tài chính, quản lý tài sản.

II. Chứng khoán sẽ là kênh đầu tư tài sản chính của tương lai?

Người Việt từ lâu vốn coi đất đai là kênh tích sản chính do đó lượng tiền tham gia giao dịch BĐS lớn hơn chứng khoán rất nhiều. Số tiền đổ vào phải gấp 10-20 lần chứng khoán. Số tài khoản chứng khoán tính đến cuối tháng 8-2021 mới khoảng 3.56tr tài khoản. Trong đó ước tính mới chỉ khoảng 890.000 TK tham gia giao dịch thực tế nghĩa là chưa đến 1% dân số.

Nhìn sang các nước như khác như Mỹ 55%, TQ 20%, HQ 74% Đài loan 80% tỉ lệ dân tham gia CK cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Mới thấy thị trường CK của Việt Nam còn đang rất non trẻ còn rất nhiều dư địa tăng trưởng. TTCK VN đang ở giai đoạn có lẽ như của ĐL; TQ; HQ 20, 30 năm trước, của Mỹ 60, 70 năm trước đang bước vào đầu chu kì phát triển mạnh. (Nguồn Dragon Capital).

Các công ty trên sàn hiện nay thông tin đều khá minh bạch. Đặc biệt là những công ty đầu ngành có nền tảng tốt là nòng cốt của nền kinh tế liên tục tăng trưởng qua nhiều năm. Và ngày càng vững chắc chiếm thị phần lớn.

Hiện nay, các yếu tố vĩ mô đều đang rất ủng hộ TTCK như: Lãi suất thấp; Lạm phát, tỉ giá; Chính trị ổn định; Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm ở mức thấp nhất; Tăng trưởng GDP Việt Nam luôn ở top đầu thế giới; Dân số trẻ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; Công nghệ chuyển đổi số phát triển mạnh. Những nhà đầu tư F0 hiện nay cũng đã có nhiều kênh để gia tăng kiến thức tài chính hơn xưa. Nên theo quan điểm cá nhân, TTCK sớm muộn cũng trở thành kênh tích sản chính vượt qua vàng hay hơn nữa là BĐS trong tương lai.

Theo Thanh Vu Dinh _ Cộng đồng cố vấn tài chính Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *