Công cụ MACD

Công cụ MACD trong đầu tư chứng khoán

Chứng khoán

Công cụ MACD trong đầu tư chứng khoán được viết tắt bởi từ Moving average convergence divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Đây là công cụ được dùng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, được phát minh bởi Gerald Appel.

Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đối để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Đường MACD có giá trị lớn hoặc nhỏ hơn 0, và nó không có giới hạn trên hay dưới.

A. Công thức MACD

MACD=EMA(12)-EMA(26)

EMA(12) là đường trung bình lũy thừa của 12 phiên

EMA(26) là đường trung bình lũy thừa của 26 phiên

Đường MACD

3 thành phần chính

  • Đường MACD
  • Đường tín hiệu – Signal
  • Histogram = MACD- Signal

Chúng ta có thể thấy, khi đường MACD và Signal cách xa nhau thì Histogram sẽ tăng lên. Khi MACD và Signal gần nhau thì histogram sẽ giảm xuống. Khi cắt nhau thì Histogram sẽ bằng 0.

B. Cách sử dụng công cụ MACD trong giao dịch

3 tín hiệu chính của công cụ MACD

  • Sự giao cắt
  • Biểu đồ Histogram
  • Sự phân kỳ của MACD

Ưu điểm và nhược điểm của MACD

Ưu điểm: Cho biết xu hướng chắc chắn và xác nhận đảo chiều của thị trường

Nhược điểm: Là công cụ chỉ báo sau xu hướng nên đưa ra tín hiệu chậm. MACD hoạt động không hiệu qua khi thị trường Sideway(đi ngang).

1. Sự giao cắt của MACD

a. Đường MACD giao cắt với đường Zero line

Khi đường MACD giao cắt với đường Zero line và đi lên, báo hiệu xu hướng giá tăng. Khi đường MACD giao cắt với đường Zero line và đi xuống, báo hiệu xu hướng giá giảm.

Sự giao cắt của đường MACD

b. Đường MACD giao cắt với đường Signal

Khi sử dụng tín hiệu đường MACD giao cắt với đường Zero line thường có độ trễ. Khi giá đã tăng giảm được 1 vài phiên thì mới xảy ra sự giao cắt. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng tín hiệu giao cắt của đường MACD với đường Signal để có tín hiệu sớm hơn. Nhìn vào hình vẽ, đường MACD là đường màu xanh dương, còn đường Signal là đường màu cam. Điểm giao cắt hình đánh dấu màu đỏ.

MACD giao cắt với đường Signal

Khi đường MACD cắt đường Signal và hướng lên trên (đường MACD nằm trên đường Signal) thì báo hiệu sự đảo chiều tăng giá.

Khi đường MACD cắt đường Signal và hướng xuống dưới (đường MACD nằm dưới đường Signal) thì báo hiệu sự đảo chiều giảm giá.

Chú ý: Không nên sử dụng trong giai đoạn sidewway. Khi giá đi ngang và biến động liên tục thì 2 đường này giao cắt liên tục và cho tín hiệu nhiễu, kém chính xác.

2. Biểu đồ Histogram – Biểu đồ MACD

Biểu đồ Histogram là biểu đồ màu xám trong hình. Công thức Histogram=MACD – Signal. Do đó, khi MACD nằm trên đường Signal thì Histogram có giá trị dương và nằm trên đường zero. Khi đường MACD nằm dưới đường Signal thì Histogram có giá trị ấm và nằm dưới đường zero. Khoảng cách giữa đường MACD với Signal càng lớn thì Histogram càng rộng.

Histogram hội tụ là các thanh histogram màu xám giảm dần về đường zero line và giao động quanh nó. Báo hiệu xu hướng giá của thị trường giao động chậm lại, không biến động mạnh. Trong giai đoạn sidewway thì histogram hội tụ quanh đường zelo với biên độ hẹp.

Histogram phân kỳ là các thanh histogram giãn ra, tăng mạnh chiều cao hoặc chiều sâu. Báo hiệu xu hướng giá biến động mạnh.

Khi nhìn vào biểu đồ, Histogram kéo lên nằm trên đường zero line và càng rộng thì giá tăng mạnh. Histogram kéo xuống nằm dưới đường zero line và càng rộng thì giá giảm mạnh.

Biểu đồ Histogram giúp cho chúng ta có thêm quyết định mua vào bán ra hợp lý. Khi Histogram ở dưới đường zero line và có xu hướng hội tụ dần thì có thể mua vào. Còn khi Histogram ở trên đường zero và có xu hướng hội tụ dần về zero để chuẩn bị đi xuống dưới, giảm biên độ thì có thể cân nhắc bán ra.

3. Đặc tính phân kỳ của MACD

Tương tự như đặc điểm phân kỳ của đường RSI. MACD có 2 tính chất phân kỳ quan trọng như hình minh họa phía dưới.

Đặc tính phân kỳ của MACD
Đặc tính phân kỳ của MACD

Để ra được quyết định chính xác nhất trong giao dịch, các bạn bên kết hợp cả 3 tín hiệu của MACD ở trên. Đặc biệt, kết hợp thêm các công cụ PTKT khác như RSI, nến đảo chiều, Bolinger Band,….

Chúc các bạn luôn giao dịch thành công.

Các bạn tham khảo tính phân kì của RSI tại bài trước của mình.

Chứng khoán F0 – P7 – Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *