RSI trong chứng khoán

Chứng khoán F0 – P7 – Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

Chứng khoán

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI trong chứng khoán được viết tắt bởi từ Relative Strength Index. Đây là chỉ báo được sử dụng rất phổ biến trong giao dịch chứng khoán và được Welles Wilder giới thiệu lần đầu vào năm 1978. Nó giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và nhu cầu về một biên độ cố định giới hạn trên và dưới.

Công thức RSI

Công thức RSI được ứng dụng về phân tích kỹ thuật tính sẵn cho bạn khi sử dụng. Mình giới thiệu cơ bản về công thức để các bạn nắm rõ.

RSI = 100 – 100/(1+RS)

Trong đó, RS = Trung bình giá đóng của tăng của x phiên /(chia) Trung bình giá đóng cửa giảm của x phiên (thường x để mặc định là 14 phiên)

Ứng dụng của RSI

  • Xác định đảo chiều của xu hướng giá; giai đoạn quá mua và quá bán
  • Tính chất phân kì của RSI

Đảo chiều xu hướng giá với RSI trong chứng khoán

RSI trong chứng khoán để xác định đảo chiều xu hướng, giai đoạn quá mua, quá bán. Nghĩa là nếu xu hướng đảo chiều từ bán sang mua thì giá sẽ tăng. Còn ngược lại, từ mua sang bán thì giá sẽ giảm.

Thông thường khi quan thấy RSI dưới 30 là có thể chuẩn bị canh mua (khoảng 20-25 là đẹp). Tương tự khi RSI trên 70 là chuẩn bị canh mức giá bán (khoảng 80-90 là bạn phải cân nhắc bán).

Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng có những cơn sóng mạnh dồn dập. Không phải lúc nào nó cũng vượt trên 70 và dưới 30, nên có thế chốt khi RSI gần đạt 70 và mua khi gần 30. Nhưng khi đó, chúng ta cần phải xem xét lực mua lực bán.

RSI trong chứng khoán

Nhìn vào đồ thị trên, chúng ta cũng có thế thấy nhiều trường hợp RSI cho tín hiệu sai. Ví dụ, nhưng tại thời điểm tháng 9, RSI tiệm cận 30, nhưng sau đó giá không hề tăng mạnh trở lại. Hay tại thời điểm tháng 7, khi RSI < 70, nhưng giá lại quay đầu giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng RSI cần xem xét chu kỳ tăng/giảm của giá. Kết hợp với các công cụ khác như khối lượng giao dịch, nến đảo chiều, MACD, Bolinger Band,… để đánh giá hợp lý nhất.

Kết hợp các công cụ PTKT khác

Tính chất phân kỳ của RSI

Phân kỳ là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật. Tính chất phân kỳ của RSI gồm 2 dạng:

  • Phân kỳ đảo chiều (Phân kỳ thường)
  • Phân kỳ tiếp diễn (Phân kỳ kín)

Phân kỳ đảo chiều

Dùng để xác định khả năng đảo chiều của 1 xu hướng giá

Đây là hiện tượng giá tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp hơn. Hoặc giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI thì tạo đáy cao hơn. Đó là sự “lệch pha” giữa giá RSI, có thể cảnh báo răng sức mạng của giá đã yếu dần và có thể cảnh bảo sự đảo chiều.

Phân kỳ đảo chiều RSI

Phân kỳ kín (Phân kỳ tiếp diễn)

Phân kỳ này ngược đôi chút so với phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao. Hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp. Đây là phương pháp mà các trader theo xu hường thường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng.

Phân kỳ tiếp diễn giảm (RSI)

Những tính chất phân kỳ đảo chiều thường cho tín hiệu nhiễu, tín hiệu sai. Vì vậy, mình khuyến khích dùng tín hiệu phân kỳ tiếp diễn để có tín hiệu chính xác hơn. Đặc biệt, phải biết kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác như mô hình nến, dải băng Bolinger Band, MACD,….

Nếu đọc bài viết cần bổ sung , sửa đổi thì hãy để lại comment cho mình nhé. Cảm ơn các bạn! – Tuduymoingay.com#chungkhoanF0

Lý Thuyết Supply Demand – Cách Vẽ Kháng Cự Hỗ Trợ Và Trendline

5 thoughts on “Chứng khoán F0 – P7 – Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

    1. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Hiện tại thì team vẫn đang hoàn thiện, sau khi có kết quả tốt nhất sẽ đang bài bạn nhé.
      Mình có thể giới thiệu 2 kênh youtube về nội dung các phần mà ngày đầu chơi chứng mình học là Blockchain Dream của Andy Vũ nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *