Vùng kháng cự - Hỗ trợ

Chứng khoán F0 – P4 – Lý thuyết Supply Demand – Cách vẽ kháng cự hỗ trợ và Trendline

Chứng khoán

Lý thuyết cung cầu, vùng kháng cự, hỗ trợ và cách vẽ đường Trend line là phần cực kì quan trọng trong phân tích kỹ thuật mua và bán trên biểu đồ. Đây là lý thuyết mà mỗi nhà phân tích kỹ thuật cần phải biết. Được ứng dụng trong mọi thị trường như tiền điện tử, vàng, chứng khoán, forex,… Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xác định vùng kháng cự và hỗ trợ quan trọng của giá. Đặc biệt là học cách vẽ các đường trend xu hướng giá để ứng dụng trong quá trình mua bán.

Lý thuyết cung cầu/Supply Demand là gì?

Lý thuyết cung cầu hay còn gọi là supply demand. Đó là một cách giao dịch dựa trên phương pháp đi tìm những vùng giá, mà tại đó xảy ra tranh chấp giữa phe mua và phe bán. Khiến cho giá có thể tăng mạnh hoặc giảm sâu.

Vùng supply hay còn gọi là vùng cung. Tại đây, người bán đang lớn hơn người mua rất nhiều, sẽ khiến cho giá giảm sâu.

Còn vùng Deamnd, hay còn gọi là vùng cầu. Tại đây, lượng người mua đang áp đảo so với lượng người bán, khiến cho giá sẽ tăng mạnh.

Đường trend xu hướng (trendline)

Khi đường giá chuyển động lên xuống, sẽ tạo ra những điểm hỗ trợ và khách cự ở nhiều mức giá khác nhau. Khi chúng ta nối các điểm kháng cự và các điểm hỗ trợ sẽ tạo ra đường xu hướng giá. Đường trendline hướng lên, biểu thị xu hướng tăng. Đường trendline hướng xuống, biểu thị xu hướng giảm. Đường xu hướng giá cũng đóng vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự của giá.

Đường trenline giá

Xem thêm chi tiết tại video tham khảo

Kháng cự – Hỗ trợ và Đường trendline

Vùng kháng cự – hỗ trợ của cổ phiếu

Hỗ trợ và kháng cự là những vị trí mà giá thường sẽ chững lại, mà tại đó giá dừng lại hoặc đảo chiều xu hướng giá trước đó. Vùng hỗ trợ sẽ là nơi nhu cầu mua áp đảo, ngăn chặn một sự sụt giảm của giá. Vùng kháng cự sẽ là nơi áp lực bán áp đảo, ngăn chặn sự gia tăng của giá.

Sự hình thành kháng cự

Khi bạn đang nắm giữ một cổ phiếu mà giá bạn mua là 100.000 VND/CP. Nhưng sau khi bạn mua, giá liên tục giảm, gây ra tâm lý chán nản cho bạn. Bạn bắt đầu lo lắng và thề rằng giá quay lại mức 100 ngìn đồng sẽ bán, chỉ cần hòa vốn. Tâm lý của phần lớn nhà nhà đầu tư trên thị trường là như vậy. Mô hình chung, tại một mức giá mà có nhiều NĐT nắm giữ lượng lớn cổ phiếu và có tâm lý bán hòa vốn khi thị trường tăng. Nó sẽ tạo ra kháng cự về giá khi giá tăng trở lại. Nếu xu hướng tăng của phe mua không đủ mạnh, giá sẽ lại tiếp tụng giảm xuống. Tại vùng giá đảo chiều khi có xu hướng tăng này, gọi là vùng kháng cự. Khi nối các vùng kháng cự, ta có đường kháng cự của giá.

Điểm mua bán theo đường trendline

Sự hình thành hỗ trợ

Khi bạn đang định mua một cổ phiếu, trong lúc đắn đo, thì cổ phiếu nó tăng nhanh chóng. Ban cảm thấy tiếc nuối và thề rằng ngay khi cổ phiếu trở về giá cũ, bạn sẽ chụp lấy cơ hội đó. Những người khác cũng đều có cảm giác y hệt như vậy. Mô hình chung, tịa một mức giá nhất định, lượng người mua có nhu cầu lớnsẽ hỗ trợ cho cổ phiếu đó và đẩy giá lên cao. Tạo ra mức giá sàn cho cổ phiếu.

Mặt khác, khi bạn đã nắm giữ cổ phiểu đó và đặt biệt là cá mập. Đối với NĐT nhỏ lẻ, khi giá quay trở lại vùng giá mua ban đầu hoặc xuống thấp hơn, thường có tâm lý trung bình giá. Họ chấp nhận mua thêm cổ phiếu và kỳ vọng giá tăng trở lại. Đối với cá mập, họ bắt buộc phải mua đỡ giá tại vùng hòa vốn, nếu không họ sẽ thua lỗ.

Tuy nhiên, nếu người bán chiếm ưu thế, họ sẽ làm cho giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống, xuyên qua mức sàn đó, và đưa giá xuống các mức thấp hơn.

Ý nghĩa

Việc xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ giúp chúng ta xác định được xu hướng giá trong lai. Tại đây, chúng ta xem xét các điểm mua và điểm bán phù hợp. Lưu ý, nên kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác để có kế hoạch đúng đắn nhất.

Xem thêm bài viết:

Chứng khoán F0 – P3 – Mô hình nến chứng khoán

1 thought on “Chứng khoán F0 – P4 – Lý thuyết Supply Demand – Cách vẽ kháng cự hỗ trợ và Trendline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *