Mô hình nến chứng khoán (candlestick) hay còn gọi là đồ thị nến nhật. Đây là phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch chứng khoán, lẫn forex hoặc crypto.
I. Mô hình nến là gì?
Đồ thị nến được phát mình vào thế kỉ 18, bởi 1 thương nhân buôn gạo người Nhật có tên là Munehisa Homma. Từ đó được gọi là nến Nhật. Được phát triển mạnh mẽ và chính thống bởi Steven Nison. Ông đã nghiên cứu chuyên sâu về nó và gọi là “Janpanese Candlestick”
Mô hình nến biểu thị sự giao động cả giá trong một khoảng thời gian nhất định. Trong bài viết trước mình đã nói về giá tham chiếu, giá trần và giá sàn. Bây giờ, mình sẽ giới thiệu thêm về các khái nhiệm giá trong ngày, cấu hình nên cây nến Nhật.(Bạn nhìn vào đồ thị nến phía dưới)
- Giá mở cửa: Là mức giá giao dịch mua, bán đầu tiên trong phiên giao dịch
- Giá đóng cửa: Là mức giá giao dịch mua, bán cuối cùng trong phiên giao dịch
- Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch ngày hôm đó
- Giá cao nhất: Là mức cao thấp nhất trong phiên giao dịch ngày hôm đó
Thân nến có hai màu xanh và đỏ, xanh biểu thị giá tăng, đỏ biểu thị giá giảm (hai màu này là thông lệ hay dùng, bạn có thể tùy chỉnh màu)
II. Các mô hình nến trong chứng khoán
1. Nến Marubozu – Tiếp tục xu hướng giá
Nến Marubozu đối với nến tăng (xanh), có giá đóng cửa là giá cao nhất và giá mở cửa cũng là giá thấp nhất. Không có bóng nến.
Đối với nến giảm (đỏ), giá mở cửa là giá cao nhất và giá đóng cửa là giá thấp nhất, không có bóng nến.
=> Nến Marubozu thể hiện sự quyết đoán hành xử của nhà đầu tư trong xu hướng giá. Lực mua bán mạnh, nếu có nhiều cây nến marubozu cạnh nhau thì càng thể hiện mạnh mẽ xu hướng. Nếu trong quá trình tăng, nến marubozu cho thấy khả năng giá tiếp tục tăng. Trong quá trình giảm giá, nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục giảm.
2. Spinning tops – Trung lập, chưa có tín hiệu đảo chiều giá
Phần thân nến khá ngắn (rộng như Doji), phần bóng nến trên và dưới dài gấp nhiều lần thân nến. Giá đóng cửa và giá mở cửa không chênh lệch nhau nhiều, nhưng có sự giao động biên độ giá trong phiên lớn. Thể hiện sự giằng co của nhà đầu tư 2 phe mua và bán. Xu hướng giá không rõ rằng bên nào có lợi thế, báo hiệu giá các phiên tới có thể tiếp tục giằng co. Cần xét thêm các yếu tố kĩ thuật khác để đánh giá xu hướng.
=> Không vội vàng mua bán ở nến Spinning tops
3. Nến Hammer (nến búa) – đảo chiều giá tăng
Nến Hammer có thể là nến đỏ hoặc nến xanh. Với thân nến ngắn, không có bóng nến trên, bóng nến phía dưới dài. Chú ý, bóng phải dài hơn 2 lần thân nến. Xuất hiện ở đáy xu hướng giảm giá, thể hiện sự đảo chiều tăng giá trở lại.
Nhìn vào hành động giá của cây nến ta thấy, tại các mức giá thấp, lực mua đã trở lại, đẩy giá đóng cửa của phiên gần sát với giá mở cửa hoặc giá đóng cửa là giá cao nhất phiên.
4. Nến Hanging man (nến treo cổ) – đảo chiều giảm giá
Mô hình giống với nến cây búa Hammer, những vị trí của Hanging Man là ở đỉnh xu hướng tăng giá.
Trong một xu hướng tăng giá, khi thấy cây nến Hanging Man, chúng ta có thể thấy lực bán mạnh trong phiên, có những lúc nó đã thắng thế phe mua. Mặc về cuối phiên giá cân bằng về với giá mở cửa, nhưng xu hướng tăng giá không còn mạnh và dứt khoát nữa. Tại cây nến Hanging Man, bạn phải cân nhắc là đỉnh của xu hướng. Nếu chắc chắn hơn, chờ xác nhận ở cây nến sau hoặc xem xét các chỉ số PTKT ở các bài sau.
5. Nến Inverted Hammer (nến búa ngược) – đảo chiều tăng
Nến búa ngược có thể là nến xanh hoặc nến đỏ, có thân nến ngắn, không có bóng dưới, bóng trên dài ít lần 2 lần thân nến. Xuất hiện trong xu hướng giảm giá, báo hiệu tín hiệu đảo chiều tăng giá.
Nến búa ngược tại xu hướng giảm với bóng trên dài, cho thấy lực mua đã trở lại, có những lúc thắng thế. Báo hiệu sự suy yếu của lực bán.
Bạn có thể chờ cây nến xác nhận tiếp theo hoặc sử dụng các PTKT khác để nhận định xu hướng đảo chiều chắc chắn hơn.
6. Nến shooting star (Sao đổi ngôi) – đảo chiều giảm
Giống nến búa ngược, nến shooting star có thể là nến xanh học nến đỏ, có thân nến ngắn, không có bóng dưới, bóng trên dài ít nhất 2 lần thân nến. Nhưng xuất hiện trong xu hướng tăng giá, báo hiệu tín hiệu đảo chiều giảm giá.
Nến shooting star tại xu hướng tăng với bóng trên dài, cho thấy lực bán lớn, đè giá phe mua xuống. Báo hiệu sự suy yếu của lực mua.
Bạn có thể chờ cây nến xác nhận tiếp theo hoặc sử dụng các PTKT khác để nhận định xu hướng chắc chắn hơn.
7. Nến Doji
Theo tiếng nhật, có nghĩa là không thay đổi, chúng ta có thể nhận thấy là giá đóng cửa bằng giá mở cửa. Có 4 loại nến Doji, mỗi loại xuất hiện ở 1 xu hướng khác nhàu có những ý nghĩa khác nhau.
7.1 Nến Doji thường
Nến Doji thường có bóng trên bằng bóng dưới, thân bóng ngắn. Thể hiện sự giăng co giá của phe mua và phe bán, biểu hiện sự trung lập, do dự trong hành xử của NĐT . Chưa thể xác định được chắc chắn xu hướng giá tiếp theo, có thể giá có thể tiếp tục xu hướng.
7.2 Nến Doji chân dài
Đây là cây nến có giá đóng cửa bằng giá mở cửa, bóng trên bằng bóng dưới, nhưng độ dài bóng nến lớn. Thể hiện sự giằng co quyết liệt cửa nhà đầu trong phiên giao dịch.
Nếu xuất hiện ở trong xu hướng giảm giá hoặc tăng giá, có thể báo hiệu đảo chiều. Nhưng tín hiệu đảo chiều này không phải tín hiệu đảo chiều mạnh, chỉ cảnh báo xu hướng trước đó đã giảm đi sức mạnh. Cần xem xét thêm các yếu tố khác và chờ cây nến xác nhận sau đó.
7.3 Nến Doji chuồn chuồn – báo hiệu đảo chiều tăng giá mạnh hơn
Bóng nến phía dưới dài, giá đóng cửa = giá mở cửa = giá cao nhất. Cho thấy thị trường đã thử thách lực mua, lực bán. Lực bán đã dìm giá xuống sâu, nhưng tại các mức giá thấp đó, đã tìm thấy các hỗ trợ mạnh, đẩy giá về điểm cân bằng khi mở cửa. Như vậy, tại cây nến Doji chuồn chuồn, đã xóa bỏ hoàn toàn xu hướng giảm giá trước đó. Báo hiệu 1 tín hiệu đảo chiều tăng giá trong xu hướng giảm hoặc tiếp tục tăng giá trong xu hướng tăng.
Thường xuất hiện ở đáy của một xu hướng giảm giá.
7.4 Nến Doji bia mộ
Bóng nến phía trên dài, giá đóng cửa = giá mở cửa = giá cao nhất. Cho thấy thị trường đã thử thách lực mua, lực bán. Lực bán trong phiên đã thắng thế, đẩy giá về điểm cân bằng khi mở cửa, xóa bỏ hoàn toàn xu hướng người mua thắng thế đẩy giá CP trước đó. Báo hiệu 1 tín hiệu đảo chiều giảm giá trong xu hướng tăng.
Thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng giá.
8. Mẫu hình 3 nến giảm
Sau 1 thân nến giảm điểm dài, thể hiện xu hướng giảm, có 3 cây nến xanh nằm giữa phần thân. Nhưng sau đó lại có 1 cây nến đó dài bao phủ 3 cây nên xanh trước đó. Cho thấy thị trường có sự hồi phục nhẹ, nhưng sự hồi phục không làm thay đổi được xu hướng giảm giá trước đó.
Đây là mô hình nến chứng khoán mà cá mập thường xử dụng làm giá, nên cá nhà đầu tư chú ý không mua ở những câu nến xanh nhỏ.
9. Mẫu 3 hình nến tăng
Bắt đầu bằng xu hướng tăng giá bằng 1 cây nến xanh dài, sau 1 thân nên xanh là 3 nến đỏ, nằm trong thân cây nến xanh phía. Tiếp theo là 1 cây nến xanh dài khác. Cho thấy sự giảm giá ở 3 cây nến nó là tạm thời, xu hướng tăng vẫn tiếp tục kéo dài.
Bạn cần xem xét kĩ, kết hợp với các PTKT khác để tránh mất hàng ở 3 cây nến đỏ.
10. Mô hình nến nhấn chìm suy giảm
Đây là mô hình nến đảo chiều giảm giá, thường xảy ra ở đáy 1 xu hướng tăng. Mô hình này bao gồm 2 cây nến, cây nến đầu tiên là 1 cây nến xanh nhỏ, tăng giá. Tiếp theo sau đó là 1 cây nến đỏ giảm giá lớn hơn. Phần thân của cây nến xanh nằm trọn trong phần thân của cây nến đỏ.
Chúng ta có thể thấy, giá mở cửa của cây nến đỏ cao hơn giá đóng cửa của cây nến xanh. Nhưng xu hướng suy yếu, giá bị đẩy xuống thấp hơn giá mở cửa của ngày hôm trước. Báo hiệu lực bán đang mạnh, có xu hướng đảo chiều.
11. Mô hình nến nhấn chìm tăng trưởng
Tương tự mô hình nhấn chìm suy giảm, nhưng hoạt động ngược lại. Đây là mô hình nến đảo chiều tăng giá, thường xảy ở đáy 1 xu hướng giảm. Mô hình này bao gồm 2 cây nến, cây nến đầu tiên là 1 cây nến đỏ, giảm. Tiếp theo sau đó là 1 cây nến xanh tăng giá lớn hơn, bao phủ cây nến phía trước. Phần thân của cây nến xanh nằm trọn trong phần thân của cây nến đỏ.
Báo hiệu lực mua đang tăng mạnh, có xu hướng đảo chiều tăng giá.
12. Mô hình nến mây đen che phủ
Đây là mô hình nến đảo chiều giảm giá. Mô hình xảy ra khi một ngon nến đỏ giảm giá ở cây nến thứ 2 gia đóng cửa dưới ½ thân cây nến xanh trước nó. Và giá mở cửa của cây nến đỏ cao hơn giá đóng cửa của cây nến xanh, tạo nên khoảng cách tăng. Khoảng cách này cho thấy giá ở phiên thứ 2 cũng có tăng nhưng không bền vững.
Mô hình này khác mô hình nến nhấn chìm suy giảm là giá đóng cửa của cây nến đỏ dưới ½ cây nến xanh. Không phải đóng cửa dưới giá mở cửa của cây nên xanh. Cho thấy tín hiệu suy giảm đảo chiều yếu hơn mô hình nến nhấn chìm suy giảm.
13. Mô hình nến sao hôm
Mô hình đảo chiều giảm giá, thường xảy ra ở đỉnh của 1 xu hướng tăng. Mô hình nến sao hôm có 3 cây nến:
- Phần đầu tiên là 1 câu nến tăng màu xanh, thể hiện sự tăng giá tuyệt đối.
- Phần thứ 2 là một cây nến ở giữa, có thể là cây nến xanh hoặc đỏ, nhưng có giá mở cửa và giá đóng cửa cao hơn giá đóng của của cây nến xanh trước đó (tạo nên 1 khoảng cách tăng so với cây nến xanh). Nhưng phần thân nến ngắn, cho thấy xu hương tăng vẫn duy trì nhưng không đẩy giá đi quá xa được.
- Phần thứ 3 là 1 cây nến giảm giá dài, có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến thứ 2. Tạo ra một khoảng cách giá giảm. Đánh dấu một xu hướng giảm giá.
Nếu gặp mô hình nến sao hôm này, chúng ta nến bán đi ở giá đóng cửa cây nến thứ 3 và chờ mua lại giá tốt hơn. Chú ý: ở cây nến thứ 2, áp dụng các mô hình nến chứng khoán đảo chiều phía đã học phía trên (Doji, Inverted Hammer,…). Cây nến đảo chiều nào có tín hiệu mạnh thì khả năng đảo chiều càng mạnh.
14. Mô hình nến sao mai – Morning Star
Là mô hình ngược lại với mô hình sao hôm. Thường xảy ra ở đáy của 1 xu hướng giảm. Mô hình nến sao hôm có 3 cây nến:
- Phần đầu tiên là 1 câu nến giảm màu đỏ, thể hiện sự giảm giá theo xu hướng trước đó.
- Phần thứ 2 là một cây nến ở giữa, có thể là cây nến xanh hoặc đỏ. Nhưng có giá mở cửa và giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến đỏ trước đó. (tạo nên 1 khoảng cách giảm giá so với cây nến xanh). Phần thân nến ngắn, cho thấy xu hương giảm vẫn duy trì nhưng không đẩy giá giảm quá sâu.
- Phần thứ 3 là 1 cây nến tăng giá dài, có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của cây nến thứ 2. Tạo ra một khoảng cách giá tăng. Đánh dấu một xu hướng đổi chiều tăng giá.
Nếu gặp mô hình nến sao mai này, chúng ta không nên vội mua ở cây nến thứ 2. Mà phải chờ xác nhận ở cây nến thứ 3. Nếu cây nến thứ 3 là cây nến xanh dài, đóng cửa trên ½ thân cây nến thứ nhất thì bạn có thể cân nhắc mua mới lấy vị thế.
Chú ý, ở cây nến thứ 2, áp dụng các mô hình nến chứng khoán đảo chiều phía đã học phía trên (Doji, Hammer,…). Cây nến đảo chiều nào có tín hiệu mạnh thì khả năng đảo chiều càng mạnh.
15. Mô hình nến Harami (nến mang bầu)
Đây là mẫu nến đảo chiều, có 2 loại là Harami tăng và Harami giảm. Harami tăng giá xảy giá khi có 1 cây nến giảm giá lớn màu đỏ ở ngày thứ nhất. Và tiếp theo có 1 cây nến giảm thân nhỏ ở ngày thứ 2. Cây nến ngày thứ 2 có thể là xanh hoặc đỏ, nhưng phải nằm trong phần thân cây nến thứ nhất. Có nghĩa là hướng giá phải là tăng giá, tạo ra 1 khoảng cách giá với cây nến đỏ. Và phần bóng nến của cây nến thứ 2 không vượt quá giá đóng cửa của cây nến thứ 1.
Nến Harami báo hiệu đảo chiều giá, nhưng bạn nên kết hợp với PTKT khác để có xác suất đúng cao hơn.
Harami giảm giá thì ngược lại với mô hình harami tăng giá. Báo hiệu đảo chiều giảm giá trong xu hướng tăng.
16. Mô hình nến xuyên
Đây là mô hình ngược lại của mô hình mây đen che phủ. Báo hiệu đảo chiều tăng giá. Mô hình xảy ra khi một ngon nến xanh tăng giá ở cây nến thứ 2 gia đóng cửa trên ½ thân cây nến đỏ trước nó. Và giá mở cửa của cây nến xanh thấp hơn giá đóng cửa của cây nến đỏ, tạo nên khoảng cách giảm. Khoảng cách này cho thấy giá ở phiên thứ 2 cũng có giảm nhưng không bền vững. Và giá đảo chiều tăng lại, kết thúc xu hướng giảm.
17. Mô hình nến đỉnh nhíp và đáy nhíp
Mô hình đỉnh nhíp là mẫu nến đảo chiều giảm giá thường thấy ở đỉnh. Thành phần có 2 cây nến, cây nến thứ nhất là cây nến xanh, nến thứ 2 là nến đỏ. Nhưng giá đóng cửa của câu nến thứ 1 bằng giá mở cửa của cây nến thứ 2. Thân cây nến đỏ dài hơn cây nên xanh, báo hiệu lực bán mạnh, chấm dứt hoàn toàn phiên tăng giá của ngày hôm trước.
Mô hình đáy nhíp thì ngược lại với đỉnh nhíp. (như hình vẽ).
18. Mô hình khoảng trống
Đây là một mô hình nến chứng khoán quan trọng, là một phần không thể thiếu trong đồ thị nến Nhật. Định nghĩa đơn giản là khoảng trống xuất hiện khi giá mở cửa của nên sau nó không trùng với nến trước, tạo ra 1 gap-khoảng trống về giá giữa 2 cây nến.
- GAP-UP: Khoảng trống tăng giá khi giá mở cửa nến xanh ngày thứ 2 cao hơn giá đóng cửa nến xanh ngày thứ nhất
- GAP-DOWN: Khoảng trống giảm giá khi mở cửa nến đỏ ngày thứ 2 thấp hơn giá đóng cửa nến đỏ ngày thứ nhất
Khi một GAP được tạo ra, nó có thể là mức hỗ trợ/kháng cự của cổ phiểu sau này. (Mình sẽ nói chi tiết ở bài kháng cự hỗ trợ). Nên các bạn chú ý các GAP đã được tạo ra trong các xu hương quá khứ. Đó là mức kháng cự hỗ trợ bạn có thể xác định xu hướng vận động của giá. Mặt khác, một số cố phiếu vận động có xu hướng quay lại lấp GAP (chi tiết ở phần sau).
Trên đây, mình đã chia sẽ toàn bộ mô hình nến chứng khoán, bạn cũng có thể vận dụng đối với thị trường Forex hoặc Crypto. Hy vọng mang lại những điều bổ ích cho các bạn. Nếu có bất kì điều gì cần giải đáp, hãy comment mình sẽ phản hồi sớm nhất.
Chúc các bạn luôn là nhà đầu tư thành công và hãy luôn nhớ :” Bạn mới là người chịu trách nhiệm cho chính tài sản và hành động giao dịch của bạn, không phải là bất kì ai khác”
Bài viết tiếp theo: Chứng khoán F0 – P4 – Kháng cự và hỗ trợ, Lý thuyết cung cầu
Bài viết hay quá!