Đầu tư chứng khoán

Chứng khoán F0 – P1 – Nhập môn đầu tư chứng khoán

Chứng khoán

Lời mở đầu

Đầu tư chứng khoán chắc hẳn là một thuật ngữ quen thuộc đối các bạn hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Đặc biệt, đang dần nở rộ và trở thành xu thế đầu tư hiện nay. Tính trong năm 2021, có hơn 1 triệu tài khoản đầu tư mở mới. Một con số minh chứng cho sức nóng của loại hình đầu tư này. Nhưng có một sự thật phũ phàng rằng, hơn 90% nhà đầu tư thua lỗ. Vậy làm sao để mình nằm trong top 10% NĐT còn lại? Câu trả lời đơn giản là chúng ta cần trang bị cho mình một kiến thức đủ tốt: đừng đầu tư theo con tim, mà hãy đầu tư theo lý trí.

Học đầu tư chứng khoán như nào? Học đầu tư chứng khóa nên bắt đầu từ đâu? Cần bao nhiêu tiền để đâu chứng khoán?… Đó là một trong những câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư thắc mắc. Trong chuỗi bài viết “Chứng khoán F0“, mình sẽ giúp các bạn trả lời các thắc mắc, trao dồi kiến thức. Hi vọng sẽ mang lại những điều bổ ích. Còn bây giờ chúng ta sẽ đến với phần đầu tiên, trả lời câu hỏi:” Chứng khoán là gì? và chuẩn bị gì trước khi xuống tiền đầu tư?”

Thị trường chứng khoán (TTCK) là gì? – có thể bạn cần biết

Cổ phiếu là loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉnh hoặc bút toán ghi sổ. Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Khi bạn mua cổ phiếu, bạn trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.

Thị trường chứng khoán là nơi tập hợp những người mua và bán cổ phiếu. Hay là nơi mà các NĐT trao quyền sở hữu vốn của một công ty phát hành thông qua hình thức khớp lệnh mua bán cổ phiếu công khai.

Cổ phiếu được mua bán trên sàn chứng khoán phải là cổ phiếu của những công ty niêm yết đại chúng. (Công ty niêm yết đại chúng là những công ty đảm bảo các tiêu chí về lợi nhuận, quy mô, được UBCK phê duyệt. Bạn có thể tìm hiểu thêm, tại đây)

Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

Hiện nay có 3 sàn chứng khoán đang giao dịch là: HSX (HOSE- sàn TP.HCM), HNX (sàn Hà Nội) và sàn UPCOM. Nhìn chung chất lượng của các Công ty niêm yết có xu hướng giảm dần theo thứ tự trên. Mình tóm tắt 3 sàn giao dịch

  • Sàn HOSE: Chất lượng công ty niêm yết tốt nhất, tập trung các công ty lớn. Lô CP giao dịch tối thiếu là 100 CP. Biên độ giao động tăng/giảm giá cổ phiếu trong ngày là (+/-) 7%
  • Sàn HNX: Lô CP giao dịch tối thiếu là 10 CP/lệnh. Biên độ giao động tăng/giảm giá cổ phiếu trong ngày là (+/-) 10%
  • Sàn UPCOM: Không giới hạn số lượng cổ phiếu giao dịch trên lệnh mua bán. Biên độ giao động tăng/giảm giá cổ phiếu trong ngày là (+/-) 15%

Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm T+0,T+1,T+2,T+3,T3+.

Khi bạn mua cổ phiếu, tại thời điểm mua được xác đinh là T+0, sang ngày thứ 2 là T+1, ngày thứ 3 là T+2, ngày thứ 4 là T+3 . Từ thời điểm T+3 tính từ lúc mua CP, bạn mới thực hiện bán được cổ phiếu. Túm lại là mua xong, ba ngày sau bạn mới bán được.

Phân tích kỹ thuật là gì? Là phương pháp phân tíchdựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng giá CP. Giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường

Phân tích cơ bản là gì? Là phương pháp đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về lợi nhuận, tài sản, triển vọng kinh doanh. Kỳ vọng về tương lai từ những kết quả đã được của doanh nghiệp.

Cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán

Hãy đầu tư theo khả năng về mặt tài chính của bạn. Nên bắt đầu với số tiền vừa phải, sau khi có kinh nghiệm, bạn có thể tăng tiền đầu tư. Hiện nay, lô cổ phiếu tối thiếu khi mua bán là 10 CP/lệnh đối với sàn HNX, 100 CP/lệnh đối với sàn HSX và không giới hạn với sàn UPCOM. Có những CP mệnh giá vài nghìn đồng/CP nên chỉ cần vài triệu đồng là bạn có thể giao dịch đầu tư được rồi.

Mở tài khoán như thế nào? giao dịch như thế nào?…

Phần này khi bạn mở tài khoản chứng khoán, các tư vấn viên bên CTCK sẽ tư vấn cho bạn. Mình chỉ khuyên bạn nên tìm người môi giới có kinh nghiệm, công ty chứng khoán uy tín. Điều này sẽ hỗ trợ và giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình giao dịch, tư vấn đầu tư.

Đôi dòng giới thiệu nhập môn đầu tư chứng khoán chắc cũng dừng lại thế thôi. Trong các bạn viết tiếp theo mình sẽ đi vào chuyên môn đầu tư hơn, các bạn đón đọc các bài viết theo danh mục sau nhé:

  • Chứng khoán F0- P1 – Nhập môn đầu tư chứng khoán (Bài viết này)
  • Chứng khoán F0 – P2 – Xây dựng nguyên tắc và kỉ luật trước khi đầu tư
  • Chứng khoán F0 – P3 – Mô hình nến cơ bản
  • Chứng khoán F0 – P4 – Kháng cự và hỗ trợ, Lý thuyết cung cầu
  • Chứng khoán F0 – P5 – Nguyên tắc tối thượng: CUT LOSS
  • Chứng khoán F0 – P6 – Khối lượng giao dịch
  • Chứng khoán F0 – P7 – Chỉ số sức mạnh tương đối RSI
  • Chứng khoán F0 – P8 – Dải băng Bolinger Bands
  • Chứng khoán F0 – P9 – Đồ thị ICHIMOKU
  • Chứng khoán F0 – P10 – Lý thuyết DOW, sóng Eliot
  • Chứng khoán F0 – P11 – Khái niệm các mập làm giá
  • Chứng khoán F0 – P12 – Phân tích đa khung thời gian
  • Chứng khoán F0 – P13 – Tâm lí giao dịch khi đầu tư chứng khoán
  • Chứng khoán F0 – P14 – Phương pháp CANSLIM
  • Chứng khoán F0 – P16 – Mẫu hình cổ phiếu tăng giá
  • Chứng khoán F0 – P17 – Đầu tư hay đâu cơ? Lướt sóng hay đầu tư giá trị?
  • Chứng khoán F0 – P18 – Thời điểm mua/bán chứng khoán

Chúc các bạn luôn là nhà đầu tư thành công và hãy luôn nhớ :” Bạn mới là người chịu trách nhiệm cho chính tài sản và hành động giao dịch của bạn, không phải là bất kì ai khác”

Bài tiếp theo: Xây dựng nguyên tắc và kỉ luật trước khi đầu tư

2 thoughts on “Chứng khoán F0 – P1 – Nhập môn đầu tư chứng khoán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *