Cách tính thuế TNCN

[Thuế TNCN] – Bài 2 – Các loại thu nhập và cách tính thuế TNCN

Kinh tế - Tài chính

Hiện nay được chia thành 10 nhóm thu nhập chịu thuế. Trong bài này, mình đi sâu vào 9 loại thu nhập đơn giản và cách tính thuế TNCN. Còn thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ đi sâu phân tích “Bài 3”

“CHÚ Ý: CHỈ TÍNH/NỘP THUẾ TNCN KHI NHẬN ĐƯỢC TIỀN”

1. Thu nhập từ đầu tư vốn (Income from capital investments)

Là khoản nhận được từ hoạt động cho vay, góp vốn vào các tổ chức, mua trái phiếu doanh nghiệp,… (là khoản “lãi” nhận được ngoài số tiền gốc) ví dụ như: lãi cho vay, cổ tức, lãi trái phiếu,…. Không bao gồm các khoản: lãi gửi vào ngân hàng, tổ chức tín dụng (bank deposit), bảo hiểm nhân thọ có tích lũy và lãi trái phiếu chính phủ.

  • Thu nhập chịu thuế: Thu nhập nhận được (gross income)
  • Thuế suất: 5%
  • Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú
  • Đối với trường hợp nhận được cổ tức bằng cổ phiếu, tại thời điểm ghi nhận tăng cổ phiếu thì không tính thuế (chỉ tính thuế khi nhận được tiền). Sau thời điểm đó, mà bạn chuyển nhượng cổ phiếu trong công ty, thì phải quay lại tính thuế TNCN từ đầu tư vốn tương ứng với phần cổ phiếu nhận được từ trả cổ tức.

Ví dụ: Tại ngày 18/03/2020 công ty trả cổ tức bằng 2.000.000 cổ phiếu, giá thị trường 10.000 VNĐ, khoản đầu tư gốc là 10.000.000 CP. Ngày 16/07/2022, bạn chuyển nhượng 1.000.000 CP giá 15.000 VND.
i. Ngày 18/03/2020 không phải đóng thuế TNCN
ii. Ngày 16/07/2022, phát sinh 2 khoản thuế là:
+. Thuế TNCN từ đầu tư vốn = 1.000.000 CP x 10.000 VND x 5% = 500.000.000 VND
+. Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán (phần phía dưới)
= 1.000.000 CP x 15.000 VND x 0,1% = 15.000.000 VND

2. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Là thu nhập nhận được từ việc bán đi phần gốc mình bỏ ra để đầu tư, Có 2 loại là:

a, Chuyển nhượng chứng khoán: Chuyển nhượng cổ phiếu (vốn góp trong công ty cổ phần), trái phiếu, cổ phiếu theo luật chứng khoán.

  • Thu nhập tính thuế: Giá chuyển nhượng. Đối với công ty niêm yết, đại chúng là giá trên sàn chứng khoán. Đối với công ty cổ phần thường là giá sổ sách. Nếu ghi nhận không hợp lí, cơ quan thuế sẽ ấn định giá chuyển nhượng (hiểu đơn giản là toàn bộ tiền thu được – gross sales)
  • Thuế suất: 0,1%
  • Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú
  • Ví dụ: Ngày 12/01/2019 ông A mua 3.000.000 cổ phiếu trong Công ty Cổ phần B với giá 11.000 VND/CP, ngày 13/02/2020 ông bán 1.000.000 CP với giá bán 15.000 VND/CP. Thuế TNCN phải nộp là: = 1.000.000 CP x 15.000 VND/CP x 0,1% = 15.00.000 VND

b, Chuyển nhượng vốn: Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, các tổ chức khác (không phải là công ty cổ phần),…
Đối với các nhân cư trú:

  • Thu nhập tính thuế = Gía chuyển nhượng – giá mua – chi phí liên quan (hiểu đơn giản là phần lãi)
  • Thuế suất: 20%
    Đối với cá nhân không cư trú: Tính giống chuyển nhượng chứng khoán
  • Ví dụ, Ông C là cá nhân cư trú, ngày 12/01/2019 ông A có 30% vốn góp trong Công ty TNHH B với giá gốc 10.000.000.000 VND/CP, ngày 13/02/2020 ông chuyển nhượng toàn bộ với giá bán 15.000.000000 VND/CP, chi phí môi giới là 50.000.000 VNĐ. Thuế TNCN là:= [15.000.000.000 – 10.000.000.000 – 50.000.000]*20%= 790.000.000 VND

3. Thu nhập chuyển nhượng bất động sản

Là khoản thu nhập chuyển nhượng bất động sản bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất
  • Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Quyền sử hửu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai (ví dụ: mua chung đang xây chưa hoàn thành và chuyển nhượng cho người khác)
  • Chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
  • Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản
  • Thu nhập khác dưới mọi hình thức

Các trường hợp được miễn thuế TNCN:

  • Chuyển nhượng trong gia đình (huyết thống): cha mẹ với con cái, vợ với chồng, ông với cháu,…
  • Sở hữu một nhà ở, quyền sử dụng duy nhất ở Việt Nam (cá nhân cư trú).

Các trường họp phát sinh:

Chỉ có 1 mảnh đất 5.000 m2, nếu bán 2.000m2 đất thì phải chịu thuế TNCN. Còn nếu bán tất cả 5.000m2 thì không phải chịu thuế

Ông A trước khi lấy vợ có 1 nhà riêng, sau khi lấy vợ có thêm 1 nhà chung. Sau đó bán nhà chung. Chỉ 1/2 thu nhập bán nhà được miễn tương ứng phần của vợ (nhà duy nhất của bà vợ).Vợ chồng chỉ có 2 nhà và bán cho em trai của vợ 1 nhà. Chỉ được miễn thuế 1/2 thu nhập vì là em ruôt của vợ.

  • Thu nhập tính thuế: Toàn bộ số tiền chuyển nhượng (lấy giá cao hơn giữa giá trên hợp đồng chuyển nhượng và giá quy định của UBND tỉnh/TP)

Cách tính thuế TNCN:

  • Thuế suất: 2%
  • Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú
  • Ví dụ: Ông A bán 1/2 mảnh vườn với giá 2 tỷ VNĐ cho Công ty B. Thuế TNCN ông phải nộp là = 2.000.000.000 x 2% = 40.000.000 VND.

4. Thu nhập từ bản quyền, chuyển nhượng khoa học công nghệ

Là thu nhập nhận được từ việc chuyển giao bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao khoa học công nghệ,….

Thu nhập tính thuế = (Toàn bộ số tiền thu được – 10.000.000 VNĐ)

Thuế suất: 5%

Ví dụ: Nhạc sĩ A sữ hữu bản quyền bài hát B, ca sĩ Mỹ Tâm muốn sử dụng để biểu diễn trả cho ông A 11 triệu. Thuế TNCN là = (11.000.000 -10.000.000) x 5% = 20.000 VND.

5. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, mà theo đó bên nhương quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng các hàng hóa theo điều kiện của bên chuyển nhượng (Ví dụ: Cafe Trung Nguyên nhượng quyền bán các sản phẩm Trung Nguyên cho các cửa hành nhỏ lẻ, nhưng phải theo phong cách của Trung Nguyên).

  • Thu nhập tính thuế: Toàn bộ số tiền thu được (gross sales) – 10.000.000 VND
  • Thuế suất: 5%
  • Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú.

6. Thu nhập từ trúng thưởng và cách tính thuế TNCN

Là các khoản tiền và hiện vật mà các nhân nhận được từ trúng thưởng

Thu nhập tính thuế: (Gía trị nhận được – 10.000.000 VND)

Thuế suất: 10%

Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú.

7. Thu nhập từ quà tặng và cách tính thuế TNCN

Nếu là hiện vật như Bất động sản, cổ phiếu, cổ phần, nhà, xe,… phải quy đổi ra giá trị trường. Đối với tải sản phải chuyển quyền sở hữu, xác đinh thuế TNCN khi thay đổi quyền sở hữu.

Trường hợp miền giảm: Giữa các thành viên trong gia đình cận huyết

Thu nhập tính thuế: Gía trị nhận được – 10.000.000 VND

Thuế suất: 10%

Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú.

8. Thu nhập từ thừa kế

Là khoản nhận được theo di chúng, hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Thu nhập tính thuế: Giá trị nhận được – 10.000.000 VND

Thuế suất: 10%

Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú.

9. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh và cách tính thuế TNCN

9.1 Đối với cá nhân cư trú

  • Thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập từ các lĩnh vực sau:
    • Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo pháp luật: kinh doanh ăn uống, vận tải,.. kể cả dịch vụ cho thuê
    • Hoạt động hành nghề độc lập được cấp phép
    • Thu nhập từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp không đáp ứng được điều kiện miễn thuế

a, Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông thường, thường xuyên (nhà hàng ăn uống, shop,…)

Tổng thu nhập trong năm không quá 100 triệu thì không phải nộp thuế VAT và PIT

Trường hợp:

Hai người góp vốn chung, tổng thu nhập trong năm là 180 triệu thì tính thuế trên 180 triệu và thu tiền thu trên đại diện.

Trong năm, bắt đầu kinh doanh 8 tháng có thu nhập 80 triệu, thì phải quy đổi thu nhập về 12 tháng: 80 triệu *12: 8=120 triệu, lớn hơn 120 triệu nên vẫn phải nộp thuế (80 triệu *tax rate)

Thuế suất

Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1% VAT và 0,5% PIT

Sản xuất, vận chuyển, cung cấp dịch vụ gắn liền với hàng hóa, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: 3%VAT và 1,5%PIT

Cung cấp dịch vụ và xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu: 5% VAT và 2%PIT

Các loại hình khác: 2%VAT và 1%PIT

b, Thu nhập từ hoạt động kinh doanh từng lần

Tương phương pháp tính thuế từ thu nhập hoạt động kinh thông thường (mục a)

Điểm khác: 8 tháng trong năm có thu nhập là 80 triệu, thì không quy đổi thành 12 để so sách với 100 triệu.
Ví dụ 4: Năm 2015, Ông C phát sinh doanh thu từ 01 hợp đồng với Công ty X với giá trị hợp đồng trong năm là 40 triệu đồng và 01 hợp đồng với Công ty Y với giá trị hợp đồng trong năm là 50 triệu đồng. Tổng giá trị hai hợp đồng trong năm là 90 triệu đồng (<100 triệu). Như vậy, ông C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu phát sinh của hai hợp đồng nêu trên.

Trường hợp trong năm 2015, ông C phát sinh thêm doanh thu từ hợp đồng với Công ty Z với giá trị hợp đồng trong năm là 20 triệu đồng. Tổng giá trị 03 hợp đồng trong năm là 110 triệu đồng (>100 triệu). Như vậy, ông C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với doanh thu phát sinh của cả 03 hợp đồng nêu trên là 110 triệu đồng.

c, Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, nhà ở,…

Tổng thu nhập trong năm trên 100 triệu mới phải chịu thuế

Nếu có thu nhập từ nhiều hoạt động cho thuê thì phải cộng tổng thu nhập

Trong năm, chỉ có 8 tháng cho thuê, thì không quy đổi ra 12 tháng để so sánh mốc 100 triệu.

Nếu 2 người sở hữu cho thuê thì tính thuế cho đại diện

Thuế suất: 5% VAT và 5%PIT

d, Thu nhập từ hoa hồng làm đại lý sổ xổ, bảo hiểm, đa cấp

Tổng thu nhập trong năm trên 100 triệu mới phải chịu thuế

Thuế suất: 5%PIT

9.2 Đối với cá nhân không cư trú

Cách tính thuế= Tổng thu nhập nhận được x Thuế suất

  • Thuế suất:
  • Bán hàng hóa: 1%PIT
  • Cung cấp dịch vụ: 5%
  • Sản xuất, xây dựng và ngành nghề khác: 2%PIT

[Thuế TNCN] Bài 1 – Cá nhân cư trú và không cư trú

Written by LMC

1 thought on “[Thuế TNCN] – Bài 2 – Các loại thu nhập và cách tính thuế TNCN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *