Cách tính thuế TNCN từ tiền lương

[Thuế TNCN] Bài 3 – Thu nhập từ tiền lương và cách tính thuế TNCN từ tiền lương (Tiếp theo)

Kinh tế - Tài chính

Trong Bài 3 về chuỗi bài viết về thuế TNCN; mình sẽ đi sâu về các loại thu thập từ tiền lường và các tính thuế thu nhập các nhân từ tiền lương.

Các loại Thu nhập từ tiền lương, tiền công

a, Khái quát

Thu nhập từ tiền lương tiền công là thu nhập người lao động nhận được bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công hoặc các khoản có tính tương tự bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được
  • Thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng, môi giới, thù lao dạy thêm, làm thêm, …. tiền từ các dịch vụ khác.
  • Tiền nhận được khi tham gia các hội kinh doanh, HĐQT, BKS,… các tổ chức khác.
  • Lợi ích được bằng tiền hoặc không bằng tiền như: Tiền thuê nhà, mua bảo hiểm có tích lũy, thẻ hội viên,…
  • Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền, kể cả thưởng bằng chứng khoán.

Cách tính thuế TNCN được xác định theo công thức: (Đối với cá nhân cư trú)

  • Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ(c)
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các thu nhập được miễn thuế(b)
Cách tính thuế TNCN

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp thực hiện chi trả thu nhập cho người lao động. Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối bảo hiểm có tích lũy là thời điểm cơ quan bảo hiểm thực hiện chi trả bảo hiểm.

Cách tính thuế TNCN được xác định bằng công thức: (Đối với cá nhân không cư trú)

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%

Trường hợp cá nhân không cư trú vừa làm việc đồng thời tại Việt Nam và nước ngoài mà không tách được thu nhập phát sinh ở Việt Nam, thì được tính theo công thức sau:

Đối với cá nhân không cư trú không hiện diện tại Việt nam

Cách tính thuế TNCN

Đối với cá nhân không cư trú hiện diện tại Việt Nam

Cách tính thuế TNCN

Trong đó: Các khoản thu nhập khác (trước thuế) là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền được hưởng tại Việt Nam ngoài tiền lương tiền, tiền công được người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ.

b. Các khoản thu nhập được miễn thuế

Các khoản phụ cấp

Phụ cấp ăn ca:

* Cung cấp bữa ăn
* Phụ cấp bằng tiền không quá 730.000 VND (trên 730.000 VND tính thuế trên phần vượt- tax on over)
Ghi chú: Chỉ được chọn 1 trong 2, nếu đã cung cấp ăn ca thì toàn bộ phần chi tiền bị tính thuế.

  • Phụ cấp trang phục: *Phụ cấp bằng hiện vật
    * Phụ cấp bằng tiền không quá 5 triệu/người/năm (trên 5 triệu thì tính thuế phần vượt).
    Ghi chú: Trường hợp vửa nhận tiền và hiện vật thì vẫn được miễn thuế.
  • Công tác phí: Phải được quy định bằng văn bản bởi Công ty, tổ chức
  • Trợ cấp điện thoại, xăng xe: Phải được quy định bằng văn bản bởi Công ty, tổ chức
  • Trợ cấp đặc biệt: Ví dụ Công tác vùng đặc biệt khó khăn, QP-AN đỗi với lực lượng vũ trang, trợ cấp người có công, ….

Các khoản cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc cá nhân cư trú người Việt Nam làm việc tại nước ngoài

  • Trợ cấp chuyển vùng một lần: Ghi ở hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể
  • Vé máy bay khứ hồi: 1 lần/1 năm (điểm đến là nơi sống hoặc nơi định cư của gia đình)
  • Học phí cho người lao động: Từ cấp mầm non đến THPT(cấp 3) và học tại nơi người lao động làm việc (same location) (con người nước ngoài làm việc tại VN và con người Việt Nam học tại nước ngoài).

Đối tượng nhận phụ cấp là tập thể

  • Đào tạo: * Đối với đào tạo toàn công ty: Không tính thuế
    * Đối với chi tiền cho cá nhân đi học: Trường hợp liên quan đến công việc hiện tại của cá nhân đó thì không tính thuế, nếu không liên quan đến công việc hiện tại thì tính thuế.
  • Thẻ hội viên, khám sức khỏe, du lịch:
    * Đối với chi cho tập thể: Không tính thuế
    * Đối với chi cá nhân hoặc nhóm cá nhân (cụ thể được đối tượng): Tính thuế
  • Hỗ trợ đưa đón nhân viên bằng ô tô: Không tính thuế

Giảm thuế trong ngưỡng quy định

  • Làm thêm giờ: *Đối với mức lương tính theo mức cơ bản ngày bình thường thì được miễn thuế. Còn phần vượt so với mức lường bình thường thì phải tính thuế.
    Ví dụ: Ông A ngày bình thường làm 20.000 VND/giờ, ông có làm thêm buổi tối là 30.000VND/giờ và ngày nghỉ lễ 50.000VND/giờ.
    Ông phải nộp thuế TNCN cho phần vượt so với ngày bình thường là [(30.000-20.000)+(50.000-20.000)]x số giờ.
  • Tiền thuê nhà: * Được nhận bằng tiền mặt thì phải tính thuế
    * Công ty trả thay (hiện vật): Mức được miễn thuế là nhỏ hơn 15% tổng thu nhập chịu thuế trước tiền thuê nhà

Các khoản khác

  • Các khoản khen thưởng, thi đua được nhà nước phong tặng, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
  • Khoản thưởng bằng cổ phiếu: Chỉ tính thuế TNCN khi bán cổ phiếu nhận được (tính theo giá thị trường tại thời điểm nhận thưởng).

c, Các khoản giảm trừ

Bảo hiểm bắt buộc và quỹ hưu trí tự nguyện

  • Tỷ lệ các loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay (năm 2020):
    Người lao động Việt Nam: BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHYT 1%
    Người lao động nước ngoài: BHYT 1,5%
  • Tiền lương tối thiếu vùng tối đa để đóng bảo hiểm là: 29.800.000 VNĐ/tháng
  • Qũy hưu trí tự nguyện được giảm tối đa: 12.000.000 VNĐ/năm

Đóng góp từ thiện, nhân đạo và khuyến học

Phải thực tế chi trả và có tài liệu chứng minh được việc đóng góp, có chứng từ thu hợp pháp từ các cơ quan, tổ chức có chức năng.

Giảm trừ gia cảnh (năm 2020)

  • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế: 132.000.000 VND/năm
    Sẽ được giảm trừ trong 1 kỳ kế toán là full 132.000.000 VND dù có thu nhập hay không có thu nhập.
  • Người phụ thuộc: 4.400.000 VND/người
    • Nếu người trường thành: Ngoài độ tuổi lao động (>55,60 tuổi) và có thu nhập =<12 triệu/năm
    • *Nếu trẻ con/vị thành niên (con đẻ, huyết thống): > Không cần nuôi dương trực tiếp > Dưới 18 tuổi, nếu trên 18 tuổi thì phải có thu nhập dưới 12 triệu/năm và đang đi học đại học hoặc không có khả năng lao động
    • *Nếu trẻ con nhận nuôi,…: > Phải được xác nhận địa phương và thực tế nuôi. > Dưới 18 tuổi, nếu trên 18 tuổi thì phải có thu nhập dưới 12 triệu/năm và không có khả năng lao động
    • Người phụ thuộc chỉ tính 1 người 1 nơi trong 1 năm.

d, Quy đổi thu nhập NET-GROSS

  • Tại sao phải quy đổi: Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động mà khoản tiền này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế (hay còn gọi là quy đổi lương Net sang lương Gross) để xác định thu nhập chịu thuế.
  • Bảng quy đổi thu nhập từ NET sang GROSS
Bảng quy đổi thu nhập cá nhân

Cách tính thuế TNCN trường hợp không có tiền thuê nhà

Quy đổi thu nhập tính thuế

Trường hợp có tiền thuê nhà

Quy đổi thu nhập tính thuế TNCN

[Thuế TNCN] – Bài 2 – Các Loại Thu Nhập Và Cách Tính Thuế TNCN

Written by LMC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *