5 kỹ năng quan trọng đáng để học

Phát Triển Tư Duy

1. 𝐏𝐮𝐛𝐥𝐢𝐜 𝐒𝐩𝐞𝐚𝐤𝐢𝐧𝐠 – Kỹ năng thuyết trình/nói trước đám đông

Đây là kỹ năng chúng mình sẽ cần dùng tới rất nhiều: dù đó là trình bày một vấn đề trong cuộc họp, nói ra quan điểm cá nhân, để đóng góp và tạo nên sự ảnh hưởng,…
𝐶𝑎́𝑐ℎ 𝑟𝑒̀𝑛 𝑙𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛:

  • Học từ những speaker bạn ngưỡng mộ: ngôn ngữ hình thể, tốc độ, cách truyền tải,…
  • 4P of Public Speaking:
    ⏺ Prepare- Chuẩn bị: về cấu trúc bài nói, thời gian cho phép, thời gian cần chuẩn bị để tập luyện, những minh hoạ nếu cần,…
    ⏺ Practice – Luyện tập: tập nói nhiều lần, chuẩn bị kỹ, nhớ những ý chính và từ khoá
    ⏺ Positive self talk: Tự cổ vũ bản thân mình và lấy lại sự tự tin
    ⏺ Perform – Thực hành: cảm xúc hồi hộp căng thẳng ở những giây phút đầu là hoàn toàn bình thường, coi đó là lực đẩy để mình thể hiện hết mình.
  • Tự nâng cao qua những lần thực chiến. Mỗi một lần thuyết trình là một lần học được thêm kinh nghiệm.

2. 𝐂𝐨𝐧𝐬𝐢𝐬𝐭𝐞𝐧𝐜𝐲 – Sự kiên trì, kiên định

Giữ sự kiên trì liên tục thường khó khăn bởi mình sẽ tập trung vào thành quả hơn là quá trình, cụ thể là những cảm xúc tích cực của thành quả hơn là những vật lộn của quá trình. Nên rất dễ bỏ cuộc và dừng ở những va vấp.
𝐶𝑎́𝑐ℎ 𝑟𝑒̀𝑛 𝑙𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 kỹ năng sự kiên định:

  • Expect hardships – biết trước sẽ có khó khăn: “ anything worth pursuing will have a messy middle” – Seth Godin (bất kể cái gì xứng đáng để theo đuổi đều có khúc giữa đầy vất vả”.
  • Thiết lập kỷ luật: chiến thắng những mong muốn tức thời để nghĩ về bức tranh lâu dài hơn – mục tiêu của mình. Bắt tay lên và làm.
  • Động viên bản thân với những thành quả dù nhỏ dù to.
  • Giữ lời hứa với bản thân như mình hứa với người khác: đã làm là làm cho tới luôn.

3. 𝐄𝐦𝐩𝐚𝐭𝐡𝐲 – Sự đồng cảm

Học cách quan tâm và giúp đỡ người khác.Từ những người gần gũi nhất, tới những người bạn, người đồng nghiệp, xung quanh mình hay cộng đồng lớn hơn.
𝐶𝑎́𝑐ℎ 𝑟𝑒̀𝑛 𝑙𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 kỹ năng sự đồng cảm:

  • Lắng nghe chủ động, tích cực hơn. Biết đặt câu hỏi
  • Học cách giảm bớt định kiến về người khác dần dần mỗi ngày: không ai là hoàn hảo
  • Thử đặt mình vào vị trí người khác trong một số trường hợp: không ai là luôn đúng, mỗi người một cách tiếp cận khác nhau
  • Nói ra một cách lịch sự, mang tính xây dựng, tránh khư giữ trong lòng dẫn đến tích tụ tiêu cực
  • Nếu có thể, giúp đỡ thật nhiệt thành

4. 𝐑𝐞𝐬𝐨𝐮𝐫𝐜𝐞 𝐦𝐚𝐧𝐚𝐠𝐞𝐦𝐞𝐧𝐭 – Quản trị nguồn lực

Điều này mình học được từ cô Phi Vân. Nguồn lực bao gồm:

  • Finances – Tài chính: học cách quản lý tài chính cá nhân (chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm,…)
  • Time – Thời gian: tối đa hoá năng suất công việc trong thời gian đề ra.
  • Natural resources: bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, bắt đầu ngay tại nhà mình.

5. 𝐋𝐞𝐚𝐫𝐧 𝐚 𝐧𝐞𝐰 𝐥𝐚𝐧𝐠𝐮𝐚𝐠𝐞 – Học ngoại ngữ mới

Đó là bất cứ ngoại ngữ nào mà bạn thích, hãy bắt đầu từ những nền văn hoá, yếu tố văn hoá của một đất nước/khu vực/lãnh thổ nào đó. Mở mang kiến thức, gia tăng cơ hội trong công việc, kết nối, tôn trọng sự khác biệt…
𝐶𝑎́𝑐ℎ 𝑟𝑒̀𝑛 𝑙𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛:

  • Không có ngày nào tốt để bắt đầu hơn là ngày hôm nay và ngay bây giờ
  • Tiếp xúc mỗi ngày từ việc nghe, xem, đọc về bất cứ chủ đề nào bạn thích trong ngôn ngữ đó
  • Bắt đầu với những từ đơn, từ vựng nhẹ nhàng, gần gũi
  • Chăm chỉ nói nói, đừng ngại nói. Học được gì tập nói cái đấy luôn.

Tham khảo 1% Better Every Day

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *